TAS-ERP là phần mềm chấm công chuyên nghiệp cung cấp nhiều tính năng và công cụ để quản lý chấm công hiệu quả cho doanh nghiệp, bao gồm:

Tính năng chấm công:

  • Hỗ trợ nhiều phương thức chấm công đa dạng: máy chấm công vân tay, thẻ từ, khuôn mặt, mật khẩu, ...
  • Quản lý ca làm việc linh hoạt, hỗ trợ nhiều loại ca làm việc khác nhau.
  • Theo dõi giờ làm việc, giờ nghỉ, giờ tăng ca, vắng mặt, ...
  • Xuất báo cáo chấm công chi tiết, đầy đủ.

Tính năng quản lý nhân sự:

  • Quản lý thông tin nhân viên: hồ sơ, hình ảnh, chức vụ, phòng ban, ...
  • Theo dõi lịch sử nghỉ phép, công tác, ...
  • Cấp phép nghỉ phép, xin nghỉ, ...
  • Quản lý kỷ luật, khen thưởng.

Ưu điểm của phần mềm TAS-ERP:

  • Dễ sử dụng, giao diện trực quan.
  • Tính năng đa dạng, đáp ứng nhu cầu quản lý chấm công của hầu hết doanh nghiệp.
  • Hoạt động ổn định, bảo mật cao.
  • Sử dụng miễn phí.

Tải phần mềm TAS-ERP

Hướng dẫn cài đặt phần mềm TAS-ERP

1. Sau khi tải phần mềm TAS-ERP về ta tiến hành giải nén và nhận được file cài đặt. Ta nhấp chuột phải chọn Run as administrator.

Nhấp chuột phải chọn Run as administrator
Nhấp chuột phải chọn Run as administrator

 2. Tại giao diện cài đặt ta nhấp chọn Next để sang bước tiếp theo

Nhấp chọn Next để sang bước tiếp theo
Nhấp chọn Next để sang bước tiếp theo

3. Tại giao diện tiếp theo ta sẽ chọn đường dẫn cài đặt cho phần mềm chấm công TAS-ERP, nếu cần thay đổi đường dẫn chứa phần mềm ta nhấp chọn Browse và chọn thư mục hoặc đường dẫn chứa phần mềm khác, sau đó nhấn Next.

Thay đổi đường dẫn cài đặt nếu cần thiết
Thay đổi đường dẫn cài đặt nếu cần thiết

4. Tại cửa sổ tiếp theo ta nhấp chọn nút Install để tiến hành cài đặt.

Ta chọn Install để tiến hành cài đặt
Ta chọn Install để tiến hành cài đặt

5. Quá trình cài đặt sẽ diễn ra, sau khi hoàn thành ta sẽ nhấp Finish để hoàn thành quá trình cài đặt (Nếu bạn muốn khởi động phần mềm ngay lập tức sau khi nhấp Finish ta để tích chọn Launch TASERP 9.2)

Nhấp Finish để hoàn thành quá trình cài đặt
Nhấp Finish để hoàn thành quá trình cài đặt

Xem thêm: 

Giới thiệu giao diện phần mềm chấm công TAS ERP

  • Ngay sau khi hoàn thành quá trình cài đặt ta sẽ thấy có một cửa sổ popup yêu cầu cấp quyền truy cập mạng cho phần mềm TAS ERP. Ta nhấp chọn Allow để cấp quyền truy cập mạng.
Ta nhấp chọn Allow để cấp quyền truy cập mạng
Ta nhấp chọn Allow để cấp quyền truy cập mạng
  • Tại giao diện Login ta nhấp nút Đăng Nhập để truy cập giao diện phần mềm (Lưu ý: Không cần mật khẩu để đăng nhập, ta có thể thiết lập mật khẩu trong phần mềm sau).
Nhấp nút đăng nhập để vào giao diện phần mềm
Nhấp nút đăng nhập để vào giao diện phần mềm
  • Sau khi truy cập vào giao diện chính của phần mềm ta sẽ thấy có các tab sau:

1. Tab khai báo Tab khai báo Tại tab này ta sẽ dùng để khai báo và quản lý các thông tin như: Khai báo thông tin doanh nghiệp, Khai báo chức vụ, Khai báo bộ phận làm việc tại doanh nghiệp, Khai báo nhân viên, Khai báo danh sách các ngày lễ, Khai báo ngày cuối tuần (Do nhiều công ty nghỉ từ thứ 7), Khai báo đường dẫn dữ liệu, cập nhật và cài đặt mật khẩu của phần mềm TAS ERP, Thoát ứng dụng...

2. Tab Kết nối máy chấm công ADMS Tab Kết nối máy chấm công ADMS Tab này sẽ cho ta các thông số và cài đặt, khai báo kết nối máy chấm công thông qua ADMS như: Kiểm tra trạng thái kết nối, khai báo kết nối, , kiểm tra dữ liệu máy chấm công,... Tải dữ liệu vào ra ADMS, Tải dữ liệu chấm công từ USB...

3. Tab Kết nối MCC (IP MCC) Tab Kết nối MCC (IP MCC) Tab này ta sẽ dùng để khai báo thông tin máy chấm công qua địa chỉ IP, tải dữ liệu từ máy chấm công, tải dữ liệu máy chấm công thông qua USB, đăng ký lại SDK...

4.  Tab chấm công tự động Tab chấm công tự động Tại tab này ta sẽ khai báo các thông số như: Ca làm việc, lịch trình làm việc, sắp xếp lịch trình làm việc, khai báo nghỉ và vắng, khai báo chấm công vắng mặt, giám sát dữ liệu vào/ra, tổng hợp báo cáo...

5. Tab công cụ Tab công cụ Tab này cho phép ta quản lý các vấn đề liên quan CSDL, chuẩn hóa CSDL.

Giao diện chính của phần mềm máy chấm công TAS-ERP
Giao diện chính của phần mềm máy chấm công TAS-ERP

Hướng dẫn khai báo máy chấm công với phần mềm chấm công TAS ERP

1.    Kết nối MMC (ADMS)

Khi cài đặt phần mềm , tại giao diện chính sẽ hiển thị IP máy chủ và cổng máy chủ như sau

Địa chỉ IP máy chủ
Địa chỉ IP máy chủ

1.1 Thao tác tại máy chấm công

Bước 1: Ấn M/OK vào menu màn hình sau đó chọn Thiết lập liên kết.

Thiết lập liên kết

Bước 2: Chọn Ethenet sau đó Bật DHCP thành ON

thiết lập trên máy chấm công

thiết lập trên máy chấm công

Bước 3: Chọn Cài đặt máy chủ đám mây sau đó điền các thông số ID máy chủ, cổng kết nối như phần mềm đã hiển thị ở phần trước.

Cài đặt máy chủ đám mây sau đó điền các thông số ID máy chủ

Cổng kết nối như phần mềm đã hiển thị

Ví dụ: Phần mềm hiển thị địa chỉ IP máy chủ là 192.168.1.19, Cổng kết nối là 2607 Thì dưới máy chấm công sẽ điền địa chỉ máy chủ là 192.168.1.19 và Cổng máy chủ là 2607 như hình trên.

1.2 Thao tác trên phần mềm

Bước 1: Vào Phần mềm > Chọn tab Kết nối MCC (ADMS) > Máy chấm công > Khi khai báo đúng dưới máy chấm công sẽ hiển thị máy chấm công tự động được thêm mới > chọn Sửa.

Cấu hình kết nối MCC ADMS

Bước 2: Tại giao diện này sẽ hiển thị bảng Quản lý máy chấm công > Chọn Đăng ký máy chấm công (Access) > Điền Mã key vào ô Mã phản hồi ở bảng Đăng ký máy chấm công > Chọn Đăng ký > Máy báo đăng ký thành công > Nhấp Lưu.

Khai báo máy chấm công

Lưu ý: Kết nối ADMS là kết nối tự động tải dữ liệu chấm công. Máy chấm công với máy tính cài phần mềm có kết nối mạng với nhau thì dữ liệu chấm công sẽ tự động đẩy từ máy chấm công về phần mềm.

1.3. Tải dữ liệu chấm công từ kết nối MCC (ADMS)

Bước 1: Chọn Kết nối MCC ( ADMS)  > Chọn Tải dữ liệu (ADMS) > Chọn máy chấm công cần tải dữ liệu > Chọn Tải dữ liệu vào/ra > Chọn thời điểm cần tải > Điền ngày cần tải > Nhấp Thực hiện > Sau đó chờ phần mềm tải dữ liệu > Trạng thái hoàn thành báo Thành Công là đã tiến hành tải dữ liệu xong.

Tải dữ liệu chấm công từ kết nối MCC

 

Tải dữ liệu chấm công từ kết nối MCC (ADMS)

 

Tải dữ liệu chấm công từ kết nối MCC (ADMS)

2. Kết nối Máy Chấm Công Thông qua IP - Kết nối  MMC ( IP MCC)

1. Thao tác tại máy chấm công

  • Thực hiện: Vào mục Thiết lập liên kết  > Chọn Ethenet > Điền địa chỉ IP cho máy chấm công sau đó nhấn Xác nhận.

Lưu ý: Bạn chỉ cần chỉnh địa chỉ IP trùng với dải địa chỉ mạng trong công ty hay doanh nghiệp của bạn. Nếu công ty chó nhiều dải mạng thì bạn chọn dải địa chỉ nào của máy tính có cài phần mềm chấm công. Ví dụ địa chỉ IP của máy tính cài phần mềm chấm công là 191.168.1.10 thì bạn đặt trên máy chấm công192.168.1.201

Bước 1
Bước 1
Bước 2
Bước 2
Bước 3
Bước 3

2. Thao tác trên phần mềm chấm công TAS-ERP

Bước 1: Chọn Kết nối MCC (IP MCC) > Chọn Máy chấm công (IP) > Chọn Thêm >  Điền các thông tin như: Tên đầu đọc (Tùy ý đặt), địa chỉ IP của máy chấm công > Chọn "1.Lấy số serial máy chấm công" > Lấy được serial máy ta chọn tiếp "2.Đăng ký máy chấm công (Access)" >  Điền mã key vào ô mã phản hồi > Chọn "Đăng ký"  > Đúng mã máy báo đăng ký thành công > Chọn Lưu > ấn Thoát để hoàn thành quá trình.

Thao tác trên phần mềm chấm công TAS-ERP
Thao tác đăng ký máy chấm công bằng địa chỉ IP

Tại mục "Đã kích hoạt" ô vuông đã báo tích V là thành công:

Kích hoạt thành công máy chấm công
Kích hoạt thành công máy chấm công

Bước 2: Tải dữ liệu chấm công.

  • Thao tác: Chọn Kết nối MCC( IP MCC) > Tải dữ liệu từ MCC > Chọn máy chấm công cần tải dữ liệu > Chọn ngày bắt đầu cần tải đến ngày kết thúc tải dữ liệu > nhấp chọn Tải dữ liệu > Sau đó ta chờ dữ liệu tải xong.
Tải dữ liệu chấm công thông qua IP
Tải dữ liệu chấm công thông qua IP

Hướng dẫn sử dụng phần mềm chấm công TAS ERP

I. Khai báo thông tin trên phần mềm

A, Khai báo thông tin Công Ty

  • Thao tác: Chọn Khai báo > Thông tin công ty > Điền thông tin công ty (Điền thông tin doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm) > Nhấp chọn Chấp nhận.
Khai báo thông tin Công Ty
Khai báo thông tin Công Ty

B, Khai báo chức vụ

  • Thao tác: Chọn Khai báo > Khai báo chức vụ > Tạo mới > Tại mục tên : Ta điền tên loại chức vụ > ấn Lưu.

Lưu ý: Ta cần điền và tạo mới tất cả các chức vụ tại doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm như: Kế toán, Kinh doanh, kỹ thuật... Mỗi lần tạo chức vụ mới phải thao tác lại từ đầu.

Khai báo chức vụ
Khai báo chức vụ

C, Khai báo bộ phận

  • Thao tác: Chọn Khai báo > Khai báo bộ phận > chọn Bộ phận cha (bộ phận lớn bao bộ phận con) > ấn Tạo mới > Tên : điền tên bộ phận > Nhấp nút Lưu có hình chiếc đĩa mềm vuông.
Khai báo bộ phận
Khai báo bộ phận

D, Khai báo nhân viên

  • Thao tác: Khai báo > Chọn Nhân viên > Chọn Thêm > Điền các thông tin của nhân viên > chọn Lưu.

Lưu ý: Mã chấm công chính là số ID của nhân viên đó đã được khai báo ở máy chấm công. Là số không có chữ và không có số 0 đằng trước.

Khai báo nhân viên
Khai báo nhân viên

E, Xóa nhân viên

  • Thao tác: Chọn Khai báo > Chọn Nhân viên > Tích chọn nhân viên cần xóa > Chọn Xóa > Phần mềm chấm công TAS-ERP hiển thị bảng thông báo xóa nhân viên > chọn OK để xóa.
Xóa nhân viên
Xóa nhân viên

F, Khai báo ngày nghỉ lễ

  • Thao tác: Chọn Khai báo > Chọn Khai báo ngày nghỉ lễ > Chọn Tạo mới > Điền thông tin ngày nghỉ lễ > Chọn Lưu.

Lưu ý: Ngày nghỉ lễ sẽ được áp dụng cho toàn bộ nhân viên công ty.

 Khai báo ngày nghỉ lễ
 Khai báo ngày nghỉ lễ

G, Chọn ngày cuối tuần

  • Thao tác: Chọn Khai báo > Chọn Chọn ngày cuối tuần > Tích chọn ngày được quy định là ngày cuối tuần của công ty > Chọn Thực hiện và thoát.
Thiết lập chọn ngày cuối tuần
Thiết lập chọn ngày cuối tuần

II. Thiết lập chấm công tự động

A, Khai báo ca làm việc

  • Thao tác: Chọn Chấm công tự động > Khai báo ca > Điền các thông tin của ca làm việc > Chọn Lưu.
Khai báo ca làm việc
Khai báo ca làm việc

* Giải thích về các thông số:

THAM SỐ

GIẢI THÍCH

Mã ca

Là tên viết tắt được hiển thị trên các báo cáo và bảng phân ca.

Loại ca

Là loại ca là việc mà bạn khai báo.

Loại công

Là loại công mà bạn muốn khai báo (ngày thường, làm thêm…)

Cách chọn cặp vào ra

Là phương thức chọn các cặp vào ra để tính giờ (VD: Khi chọn quẹt đầu tiên - quẹt cuối cùng, phần mềm sẽ chọn cặp đầu tiên của ca là việc và lần quẹt cuối cùng của ca làm việc để tính giờ và bỏ qua tất cả các cặp vào ra ở giữa ca).

TG bắt đầu ca làm việc

Là thời gian bắt đầu ca làm việc.

TG kết thúc nửa ca đầu

Là thời gian bắt đầu nghỉ giải lao giữa ca.

TG quy định nửa ca đầu

Là khoảng thời gian được tính bằng phút bắt đầu từ thời gian bắt đầu ca đến thời gian kết thúc nửa ca đầu.

TG bắt đầu nửa ca sau

Là thời gian kết thúc nghỉ giải lao giữa ca.

TG kết thúc ca

Là thời gian kết thúc ca làm việc.

TG quy định nửa ca sau

Là khoảng thời gian được tính bằng phút bắt đầu từ thời gian bắt đầu ca đến thời gian kết thúc nửa ca đầu.

Mốc bắt đầu

Là mốc thời gian bắt đầu quẹt thẻ của nhân viên trong ca này.

Mốc kết thúc

Là mốc thời gian cuối cùng mà nhân viên quẹt trong ca đó (chú ý thời gian làm việc sau ca của nhân viên để khai báo hợp lý).

Cho phép đi muộn

Là khoảng thời gian cho phép đi muộn đầu ca của nhân viên.

Cho phép về sớm

Là khoảng thời gian cho phép về sớm khi kết thúc ca làm việc.

Đơn vị chấm công Là đơn vị để tính công cho nhân viên. Ví dụ: Đơn vị chấm công là 5 phút. Một người làm 57 phút, hệ thống sẽ tính thời gian làm là 55 phút.

Làm thêm theo đơn vị

Là đơn vị làm tròn của thời gian làm thêm, ví dụ 1 người làm thêm là 7 phút và đơn vị làm thêm là 5 phút thì thời gian làm thêm là 5 phút, còn nếu thời gian làm nhỏ hơn 5 phút thì thời gian làm thêm là 0.

Tổng nghỉ giữa ca

Là khoảng thời gian được tính bằng phút, bắt đầu từ thời gian kết thúc nửa ca đầu đến thời gian bắt đầu nửa ca sau.

Làm thêm tối thiểu sau ca

Là khoảng thời gian làm thêm sau ca tối thiểu để được tính làm thêm.

Cộng nghỉ giữa ca vào thời gian làm

Nếu chọn ô này, phần mềm sẽ cộng thời gian nghỉ vào thời gian làm, trong trường hợp thời gian làm thực tế nhỏ hơn thời gian quy định ca làm của công ty.

Ra ngoài không bị trừ giờ

Nếu bạn chọn mục này và chọn cặp vào ra là “tất cả các cặp vào ra” thì phần mềm sẽ không trừ khoảng thời gian ra/ vào trong thời gian làm, VD: Bạn quẹt vào lúc 8h, ra lúc 9h, vào lúc 9h30 và ra lúc 17h, phần mềm sẽ không trừ khoảng thời gian từ 9h đến 9h30 vào thời gian làm việc ngày hôm đó.

B, Khai báo lịch trình làm việc

  • Thao tác: Chọn Chấm công tự động > Chọn Khai báo lịch trình làm việc > Chọn Tạo mới > Điền thông tin lịch trình (Mã lịch trình, tên lịch trình, cách chọn cặp vào ra) > Nhấp Chọn ca > Chọn ca và chọn ngày sẽ phân ca đó > Nhấp Chấp nhận.
Khai báo lịch trình làm việc
Khai báo lịch trình làm việc

C, Sắp xếp lịch trình làm việc

  • Thao tác: Chọn Chấm công tự động > Chọn Sắp xếp lịch trình > Chọn nhân viên cần sắp xếp lịch trình > Chọn loại lịch trình > Nhấp Thực hiện.
Sắp xếp lịch trình làm việc
Sắp xếp lịch trình làm việc

III. Tổng hợp dữ liệu và xuất báo cáo bằng phần mềm chấm công TAS-ERP

Khi máy chấm công đang kết nối mạng LAN và phần mềm chấm công TAS-ERP được mở lên, dữ liệu chấm công hàng ngày của nhân viên sẽ liên tục được cập nhật về phần mềm chấm công TAS-ERP. Đảm bảo tính minh bạch, cập nhật theo thời gian thực và bảo toàn của dữ liệu chấm công.

  • Thao tác tổng hợp dữ liệu và xuất được báo cáo chấm công: Chọn Chấm công tự động > Tổng hợp báo cáo > Chọn ngày bắt đầu cần xuất báo cáo đến ngày kết thúc muốn xuất báo cáo > Nhấp Lọc > Phần mềm sẽ báo tính giờ thành công ấn Tiếp tục > Tích chọn excel nếu muốn xuất báo cáo ra excel > Chọn loại báo cáo cần xuất và xuất.
Tổng hợp dữ liệu và xuất báo cáo bằng phần mềm chấm công TAS-ERP
Tổng hợp dữ liệu và xuất báo cáo bằng phần mềm chấm công TAS-ERP

Hướng dẫn khai báo nhân viên trên phần mềm TAS-ERP và đồng bộ nhân viên với máy chấm công

I. Khai báo nhân viên trên phần mềm chấm công TAS-ERP

1. Khai báo trực tiếp

  • Thao tác: Chọn Nhân viên > Chọn Tạo mới > Khai báo thông tin nhân viên (Bao gồm mã Nhân viên, Họ tên, Bộ phận, Chức vụ, Mã chấm công, Tên chấm công ….) chọn Lưu.

Lưu ý : Mã chấm công chính là số ID chấm công ở máy chấm vân tay

Khai báo trực tiếp nhân viên trên phần mềm chấm công
Khai báo trực tiếp nhân viên trên phần mềm chấm công TAS-ERP

2. Khai báo bằng file excel

Bước 1: Đầu tiên ta sẽ cần xuất file excel từ phần mềm chấm công TAS-ERP, sau đó ta sẽ nhập liệu bằng chính file đó.

  • Thao tác: Chọn Nhân viên > Nhấp chọn Xuất danh sách > Nhập tên file cần luu, thư mục lưu > chọn Save.
Khai báo nhân viên bằng file excel
Khai báo nhân viên bằng file excel

Phần mềm chấm công sẽ tạo ra một file excel mẫu để ta tiến hành nhập liệu danh sách nhân viên. Ta sẽ cần nhập đầy đủ thông tin của nhân viên tại file này.

File nhập liệu nhân viên của phần mềm chấm công TAS
File nhập liệu nhân viên của phần mềm chấm công TAS

Bước 2:  Đẩy nhân viên lên phần mềm bằng file excel

  • Thao tác: Chọn Nhân viên > Nhấp chọn Nhập nhân viên > Nhấp chọn file danh sách nhân viên bằng Excel đã khai báo > chọn Open.

Sau đó phần mềm chấm công TAS-ERP sẽ thực hiện import nhân viên. Khi thanh công cụ import nhân viên màu xanh lá cây chạy hết > Phần mềm báo nhập nhân viên thành công > Chọn dấu X tắt cửa sổ.

Đẩy nhân viên lên phần mềm bằng file excel
Đẩy nhân viên lên phần mềm bằng file excel

II. Đẩy thông tin nhân viên từ phần mềm TAS-ERP lên máy chấm công thông qua mạng.

Lưu ý: Việc đẩy dữ liệu này sẽ thay thế cho  bước nhập tên thủ công tại máy chấm công. Điều kiện là ta phải khai báo thông tin nhân viên trên phần mềm chấm công TAS-ERP trước.

Bước 1: Chọn mục Máy CC > Chọn Dữ liệu nhân viên trên MCC > Tích chọn tất cả nhân viên > Chọn Chức năng > Bấm chọn Lấy tên từ danh sách nhân viên.

Thao tác lựa chọn danh sách nhân viên để đẩy lên máy chấm công
Thao tác lựa chọn danh sách nhân viên để đẩy lên máy chấm công

Bước 2: Nhấp chọn Máy chấm công > Nhấp chọn Dữ liệu nhân viên trên MCC > Nhấp chọn Máy chấm công cần đẩy dữ liệu nhân viên > Chọn danh sách nhân viên cần đẩy vào máy chấm công > chọn Tải nhân viên lên MCC > Tới khi nào bên cột xóa sự kiện ở lưới báo trạng thái là Thành công thì công việc đẩy thông tin nhân viên tới máy chấm công đã hoàn thành.

Đẩy thông tin nhân viên tới máy chấm công
Đẩy thông tin nhân viên tới máy chấm công

III. Thực hiện tải dữ liệu nhân viên từ máy chấm công về phần mềm TAS-ERP

1. Đối với trường hợp ta muốn tải tất cả hoặc tải nhân viên chưa được khai báo thông tin xuống phần mềm.

  • Thao tác: Chọn Máy CC > Nhấp chọn Quản lý MCC > Tích chọn máy chấm công cần tải dữ liệu về > Nhấp chọn Tải lại dữ liệu > Nhấp chọn Tải lại tất cả dữ liệu nhân viên.
Thực hiện tải dữ liệu nhân viên từ máy chấm công về phần mềm TAS-ERP
Tải dữ liệu nhân viên từ máy chấm công về phần mềm TAS-ERP

Phần mềm báo trạng thái hoàn thành là "Thành công" lúc đó việc tải dữ liệu nhân viên từ máy chấm công đã hoàn thành.

Thông báo tải dữ liệu hoàn thành
Thông báo tải dữ liệu hoàn thành

2. Trường hợp tải lại nhân viên đã có trên hệ thống.

  • Thao tác: Chọn Máy CC > Nhấp chọn Quản lý MCC > Tích chọn máy chấm công cần tải dữ liệu nhân viên về > Nhấp chọn Tải lại dữ liệu > Nhấp chọn Tải lại dữ liệu nhân viên (Vân tay, khuôn mặt…).
Hướng dẫn tải nhân viên đã có trên hệ thống
Hướng dẫn tải nhân viên đã có trên hệ thống

Hiển thị bảng thông báo frmNhanVien2MCC > Tích chọn nhân viên cần tải lại dữ liệu > Nhấp chọn nút Thực hiện.

Thao tác lựa chọn nhân viên cần tải xuống
Thao tác lựa chọn nhân viên cần tải xuống

Phần trạng thái hoàn thành  báo Thành công là việc lấy dữ liệu nhân viên từ máy chấm công về phần mềm đã hoàn thành.

Hướng dẫn thao tác lấy dữ liệu chấm công qua USB và đẩy dữ liệu chấm công lên phần mềm chấm công

Để lấy tải được dữ liệu chấm công thông qua USB, đầu tiên ta phải có một chiếc USB với định dạng FAT32 (Máy chấm công chỉ nhận được định dạng này). Trong trường hợp USB của bạn hiện đang ở một định dạng khác ta cần phải format bằng cách cắm USB vào máy tính và định dạng lại thành FAT32.

Thao tác định dạng USB sang FAT32
Thao tác định dạng USB sang FAT32
  • Thao tác truy xuất dữ liệu về USB và đẩy vào phần mềm chấm công TAS-ERP:

Bước 1:  Ấn nút M/OK để truy cập vào menu màn hình chính trên máy chấm công > Di chuyển menu và chọn Quản lý USB > Chọn Tải về > Chọn Tải dữ liệu chấm công > Chọn lượng dữ liệu tại thời điểm bạn muốn tải về USB(hôm nay, hôm qua, tuần này……)

Thao tác tải dữ liệu về USB
Thao tác tải dữ liệu về USB
Thao tác tải dữ liệu về USB
Thao tác tải dữ liệu về USB
Thao tác tải dữ liệu về USB
Tiến trình tải dữ liệu về USB

Bước 2: Đẩy dữ liệu chấm công từ USB lên phần mềm chấm công TAS-ERP

  • Thao tác: Chọn kết nối MCC (ADMS) > Nhấp chọn Tải dữ liệu bằng USB > Chọn Máy chấm công cần tải dữ liệu > Chọn ngày tháng muốn đẩy > Chọn Browse > Tìm đến đường dẫn file dữ liệu trên USB > Chọn Load dữ liệu > Sau khi phần mềm load xong dữ liệu > Chọn Lưu.
Đẩy dữ liệu chấm công từ USB lên phần mềm chấm công TAS-ERP
Đẩy dữ liệu chấm công từ USB lên phần mềm chấm công TAS-ERP

Bước 3: Tổng hợp dữ liệu và xuất báo cáo.

  • Thao tác: Chọn Chấm công tự động > Chọn Tổng hợp Báo Cáo > Chọn ngày bắt đầu và ngày kết thúc muốn xuất báo cáo > Chọn Lọc > Sau đó chờ phần mềm chấm công tính toán xong > Chọn loại báo cáo cần xuất.
Tổng hợp dữ liệu và xuất báo cáo
Tổng hợp dữ liệu và xuất báo cáo

Như vậy Công Ty Nhật Thực đã hướng dẫn sử dụng phần mềm chấm công TAS-ERP phiên bản mới nhất 9.2 cập nhật năm 2024. Mọi thắc mắc về kỹ thuật xin vui lòng liên hệ Hotline: 0946.79.81.83

Trân trọng cảm ơn!