HS Code bộ đàm có vai trò quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu máy độ đàm ở Việt Nam. Vậy bản chất mã HS Code bộ đàm là gì? Có những loại mã nào và công dụng của chúng ra sao? Trong bài viết này, Nhật Thực xin giới thiệu các thông tin cơ bản xoay quanh mã HS code đến doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Mã HS Code là gì?
Mã HS Code (Harmonized System Code) là mã số được sử dụng để phân loại hàng hóa trong thương mại quốc tế theo quy chuẩn chung của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) ban hành. Mã HS Code bộ đàm thường xuất hiện trong các loại giấy tờ, chứng từ hải quan, hóa đơn xuất nhập khẩu,...
Cấu trúc của mã HS Code gồm 8 chữ số, được chia thành 4 phần chính, xét từ trái qua phải bao gồm:
- Phần (2 chữ số đầu tiên): Chia thành 21 hoặc 22 phần, mỗi phần có chú thích riêng biệt để phân loại các nhóm hàng hóa rộng lớn
- Chương (2 chữ số tiếp theo): Có 97 chương, trong đó chương 98 và 99 dành riêng cho từng quốc gia
- Nhóm (2 chữ số kế tiếp): Mỗi chương được chia thành nhiều nhóm, có chú thích nhóm để phân biệt các loại hàng hóa chi tiết hơn
- Phân nhóm (2 chữ số cuối cùng): Cấp độ phân loại chi tiết nhất, xác định rõ ràng loại hàng hóa cụ thể
Vai trò của mã HS Code
Mã HS Code nói chung hay HS Code bộ đàm nói riêng đều được sử dụng trong phân loại hàng hóa quốc tế. Những mã số này mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho Chính phủ và doanh nghiệp các nước, cụ thể:
Với Chính phủ
Mã HS giúp phân biệt chính xác loại sản phẩm, từ đó áp dụng đúng thuế suất, phí và các quy định liên quan. Đồng thời, mã số này còn là cơ sở để khai báo hải quan, giúp Chính phủ kiểm tra, giám sát và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để thu thập số liệu thống kê về hoạt động xuất nhập khẩu, phục vụ công tác nghiên cứu thị trường, hoạch định chính sách.
Với doanh nghiệp
Mã HS giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của mình theo quy định của nhà nước. Không những vậy, các mã số này còn giúp doanh nghiệp hoàn thành thủ tục hải quan nhanh chóng, tránh sai sót. Các doanh nghiệp có thể dựa vào mã HS Code để tìm kiếm đối tác, phân tích thị trường, quảng bá sản phẩm ra quốc tế.
Nguyên tắc phân loại hàng hóa
Để xác định chính xác mã HS Code cho các loại hàng hóa khác nhau, chúng ta có thể dựa trên 6 nguyên tắc cơ bản sau:
- Tên phần, chương để tham khảo: Nguyên tắc này quy định cách chọn mã số phân loại chính xác căn cứ chú giải phần, chương, nội dung nhóm hàng của hàng hóa.
- Nguyên tắc chưa hoàn thành, chưa hoàn thiện, chưa lắp ráp, đã tháo rời và hỗn hợp hoặc hợp chất: Áp dụng khi hàng hóa thuộc một nhóm nhưng chưa hoàn thành, chưa hoàn thiện, chưa lắp ráp hoặc đã tháo rời. Hỗn hợp hoặc hợp chất được phân loại theo thành phần chính hoặc đặc tính chi phối.
- Nguyên tắc cụ thể nhất, đặc trưng cơ bản, thứ tự sau cùng: Khi có nhiều nhóm có thể áp dụng cho cùng một loại hàng hóa, cần ưu tiên chọn nhóm có mô tả cụ thể và đặc trưng cơ bản nhất. Nếu không có nhóm nào phù hợp, áp dụng nhóm theo thứ tự sau cùng.
- Nguyên tắc giống nhất: Khi không thể phân loại theo các nguyên tắc trên, hàng hóa được phân loại vào nhóm có mô tả giống với nó nhất.
- Nguyên tắc bao bì: Các sản phẩm như bao đựng máy ảnh, hộp đựng nhạc cụ, máy quay phim, bao súng, hộp đựng dụng cụ vẽ, hộp tư trang và các loại bao hộp tương tự được phân loại cùng với các sản phẩm mà chúng chứa.
- Nguyên tắc chức năng: Phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải đảm bảo sự phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm và các chú giải có liên quan.
Mã HS Code bộ đàm là bao nhiêu?
Mã HS Code bộ đàm phụ thuộc vào loại bộ đàm cụ thể và chức năng chính của nó. Hiện nay, có 2 mã bộ đàm phổ biến:
- Mã HS 85256000: Dành cho bộ đàm cầm tay, di động sử dụng trong các ngành công nghiệp, an ninh, hàng không,... Ví dụ như bộ đàm Kenwood TK-2107/VHF, Kenwood TK-7302H/VHF, Kenwood TK-8302H/UHF,...
- Mã HS 85432000: Dành cho bộ đàm AnyTone AT-708 dùng trong ngành hàng hải
Tìm hiểu các dòng sản phẩm bộ đàm icom, bộ đàm baofeng đang được bày bán với mức giá ưu đãi
Cách tra mã HS Code máy bộ đàm Online
Để đảm bảo quá trình làm thủ tục hải quan diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, các doanh nghiệp thường tra mã HS Code bộ đàm trực tuyến. Hiện nay, có rất nhiều cách tra cứu mã số, dưới đây là gợi ý dành cho bạn:
Trang web Tổng cục hải quan
Để tra cứu chính xác mã số HS Code bộ đàm tại trang web này, hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Truy cập website: https://tongcuc.customs.gov.vn/
- Bước 2: Chọn mục "Dịch vụ" và "Tra cứu biểu thuế"
- Bước 3: Nhập tên hàng hóa hoặc mô tả chi tiết về máy bộ đàm vào ô tìm kiếm
- Bước 4: Hệ thống sẽ hiển thị danh sách kết quả tìm kiếm, bao gồm mã HS Code, thuế suất, thuế nhập khẩu,...
Trang web bieuthue.net
Đây là một website cung cấp các thông tin, giấy tờ cần thiết của quá trình xuất nhập khẩu. Khác với trang web Tổng cục hải quan, nơi đây chỉ miễn phí khi tra cứu trang đầu tiên. Tìm kiếm mã HS Code bộ đàm tại địa chỉ này rất đơn giản. Bạn chỉ cần truy cập vào website, sau đó nhập tên hàng hóa hoặc mô tả chi tiết về máy bộ đàm vào ô tìm kiếm. Hệ thống sẽ hiển thị các thông tin cơ bản về đối tượng tìm kiếm.
Trang web hssearch.net
Hssearch.net được thiết kế và hoạt động gần tương tự như bieuthue.net. Do vậy, chỉ cần truy cập và website, sau đó nhập thông tin cần tìm kiếm vào ô tìm kiếm. Các kết quả sẽ hiện ra đầy đủ và nhanh chóng. Điểm khác là các chức năng hoạt động tại đây đều mất phí.
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về mã HS Code nói chung và HS Code bộ đàm nói riêng mà Nhật Thực muốn chia sẻ đến bạn đọc. Chúng tôi hy vọng qua bài viết này, sẽ giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng hiểu hơn về mã HS Code, từ đó biết cách tra cứu nhanh chóng. Nếu quý khách có nhu cầu mua máy bộ đàm chính hãng, giá rẻ thì hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0989.132.626 - 0946.79.81.83, để được tư vấn và báo giá nhé.
Ngoài ra Nhật Thực cũng cung cấp các thiết bị định vị giám sát hành trình chất lượng cao, giá tốt